Hồi mới ra trường mình hay tham gia viết bài cho mấy tờ báo cùng một lúc. Gọi là làm báo phủi vì không hợp đồng hợp điếc chi hết, cứ được bài nào xào bài ấy.
Mình chơi khá thân với Long trọc. Trọc tên đầy đủ là Trần Nhâm Long, tốt nghiệp Mỹ thuật, ra trường dạt về làng Phùng Khoang như rất nhiều sỹ phu Bắc Hà sinh bất phùng thời khác. Hàng ngày anh cưỡi trên quả cub 79 máy cối màu xanh su hào, vai khoác máy ảnh, đầu đội mũ tai bèo rất ngầu, lượn lờ khắp nơi săn ảnh.
Mình không có máy nên rất hay phải nhờ Trọc. Lần nào chụp xong anh cũng dặn đi dặn lại “Nhớ cho tao cái tên dưới bài với nhé”. Hỏi thích ký tên gì, anh nói cứ đề Mộng Long cho tao. Anh phân tích: mộng là giấc mơ, long là rồng, Mộng Long là giấc mơ hóa rồng mày hiểu không. Tức là tạm thời bố mày đang lông bông thất nghiệp nợ tiền cơm bụi từ đầu làng đến cuối xóm, lủi như chuột ngày thế thôi, nhưng hồi sau sẽ biết tay nhau. Mình bảo: “Theo tao nên đặt Mộng Tinh cho nó trữ tình”. Trọc chửi: “Sư cha nhà mày nữa!”
Trọc rất giỏi săn ảnh, nói năng chém gió hay, nhưng về khoản viết lách anh tự nhận ng.u như bò. Thường có vụ gì anh sẽ lượn lờ nắm bắt thông tin rồi chụp ảnh, sau đó về nhà tường thuật lại bằng mồm cho mình. Dựa vào mồm Trọc, mình sẽ ngồi viết một bài phóng sự cực kỳ sinh động và nóng hổi gửi ban biên tập. Nếu bài được đăng, nhuận bút sẽ cưa đôi và đêm ấy chắc chắn anh sẽ say ngất ngây trong cái quán nhậu nào đó ven hồ Phùng Khoang.
Có hôm đang ngủ trưa, Trọc phi con xe máy ghẻ đến, đập đập vào vai mình bảo: “Này, tôi vừa chụp được quả ảnh hai xe máy đâm nhau trên đường Nguyễn Trãi. Dậy viết bài ta kiếm âu bia đi”. Nói đoạn Trọc lôi trong túi quần ra tấm ảnh chụp hai chiếc xe máy đang dính chặt vào nhau rồi bắt đầu tường thuật bằng mồm. Mình hỏi có biết nguyên nhân vì sao không. Trọc nói hình như một người vừa sang đường vừa nghe điện thoại di động nên không tập trung. Mình lại hỏi, thế nạn nhân đâu cả rồi. Trọc bảo: “Nghe bảo đi viện cả đôi nhưng đéo chết”. Mình nói ok rồi.
Hai ngày sau vụ này được lên báo trong mục Tin tức giao thông.
Đọc xong Trọc hỏi: “Được bao nhiêu tin này?”. Mình nói: “Năm chục hết phim!”. Trọc nhăn mặt bảo: “Mày ngu thế, sao không câu kéo cho nó dài ra để còn được trăm bạc. Nghệ thuật làm báo nằm chỗ biến một cái tin bé tí bằng bao diêm, thành một phóng sự lấp kín hai trang báo mày hiểu chưa?” Mình bảo: “Có cái con card ấy mà biên được dài, mày đi mà viết”. Trọc càm ràm: “Mẹ cái bọn lưu manh này trả nhuận bút thấp thế nhỉ”. Rồi nói tiếp: “Đúng là thời mạt, văn chương chữ nghĩa rẻ như bèo. Hai thằng đi viện hẳn hoi mà cũng chỉ được có 5 chục bạc. Thôi mày cầm 5 chục đi Xuân Mai mà làm nháy cho đỡ vật, khỏi phải cưa đôi”.
Xuân Mai hồi đấy rất lắm gái. Suốt cả đoạn đường dài chạy từ quốc lộ 6 vào khu ĐH Lâm nghiệp đầy rẫy các quán đèn đỏ. Anh em dưới Hà Nội rượu tây tây vào vẫn thường kéo nhau cả đoàn lên đó phá đò. Giá cả cũng hợp lý: 40-50 ngàn/nhát. Trọc gạ: “Để tôi chở ông lên thực tế một chuyến nhé. Trên đó có nhiều cái hay ho lắm, ông tha hồ mà viết”. Nghe bùi bùi tai, lại tò mò nữa nên mình nói ok.
Đêm đó Trọc chở mình trên con cub 79 máy cối màu xanh su hào, thẳng hướng thị trấn Xuân Mai.
Đến nơi Trọc cho xe ghé bừa vào một quán. Trong ánh đèn mờ mờ, ảo ảo, 5 – 6 em gái bận váy ngắn tũn lượn đi lượn lại mỉm cười bắt chuyện với khách. Trong lúc mình đang mải ngó nghiêng thì Trọc đã kịp lôi một em gái tương đối chắc chắn vào phía trong. Mình hỏi với theo: “Ơ… đi đâu đấy?”. Trọc bảo: “Ngồi đấy uống nước nha, tao vào phỏng vấn em nó chút”.
10 phút, rồi 20 phút trôi qua vẫn không thấy Trọc mò ra. Đang nghĩ thằng chó này phỏng vấn đéo gì lâu thế không biết, thì một em mũm mĩm, người mù mịt nước hoa rẻ tiền, mò lại ngồi gọn lỏn vào lòng mình một cách rất tự nhiên. Em ấy hỏi: “Ta đi anh đi!”. Mình hỏi đi đâu. Em ấy nói: “Anh cứ giả vờ ngây thơ! Đến đây thì chỉ có đóng gạch chứ còn hỏi đi đâu nữa!”. Mình rút ví ra. Trong ví rơi ra một xấp toàn cạc vi dít, vé xe bus, cáp đề,… cùng khoảng hai chục tiền lẻ. Em ấy bĩu môi: “Đi chơi gái mà không có tiền à? Bảo bạn anh cho vay ít”. Mình bảo nó cũng có cứt tiền ấy.
Khoảng 30 phút sau Trọc mới lò dò mò ra, người ngợm, áo quần ướt sũng mồ hôi. Mình càu nhàu: “Tác nghiệp đéo gì lâu thế! Có đá phát nào không, hay lại bảo hôm nay anh mệt rồi cáo lui?” Bắn bi thuốc lào rõ kêu, Trọc bảo: “Đèo mẹ, tác nghiệp thì tác nghiệp nhưng vẫn phải mần cái nó mới thực tế chứ”. Ngồi uống nước, bắn điếu cày, sờ vếu, bóp mông mấy em thêm một lúc, Trọc nháy mắt bảo té đi.
Hai thằng chạy thẳng ra quốc lộ 6 rồi ghé vào quán ăn đêm. Trọc gọi mỗi thằng một tô phở tái, hai trứng chần và một đĩa to hành, giá. Trọc bảo ăn cho lại sức. Mình nói: “Ông khảo sát kỹ nhỉ, thế có điều tra được nhiều khồng?” Trọc tỏ vẻ bực bội: “Vớ phải con Nan Anh lông cạo dở lởm cha lởm chởm hãm tài đéo chịu được. Toi cụ mất 5 xịch”. Anh phân tích: “Ngày xưa văn nhân cũng toàn tay chơi số má cả. Vũ Trọng Phụng không đi cô đầu làm sao viết được “Làm đĩ” thật được như thế!”. Rồi anh kết luận: “Tao ghét nhất mấy đứa nhà báo đạo đức giả. Toàn quân lưu manh giả danh trí thức! Bọn ấy tởm lợm và mất dạy gấp một nghìn lần so với đám bình dân vô học”.
Mình cười: “Này, trong đám đấy có mày và tao đấy nha!”. Trọc bảo: “Tất nhiên là trừ hai đứa ta ra. Ơ, mà sao nãy mày không làm nhát nhỉ?” Mình bảo: “Tao còn có hai chục, với lại không thấy đứa nào đẹp bằng người yêu tao nên thôi”. Húp quả trứng chần cái “ọt” vào cổ, Trọc ngước lên nói: “Nhưng một cái lạ bằng tạ cái quen mày ơi. ĐM, nhưng tao đoán lát về nhà, đến đoạn kéo nhau vào buồng, kiểu đéo gì mày cũng lại viết “tôi nói hôm nay anh mệt rồi cáo lui” cho mà xem! Tổ sư!”
Mấy hôm sau tình cờ gặp Trọc trong quán nước. Thấy anh vừa đi vừa chấm phẩy vào cuộc đời, mình hỏi: “Chân sao thế?”. Anh nhăn mặt tru lên thảm thiết: “Vừa đi tiêm về xong. Bác sỹ nó chích cho hai mũi vào mông đau vãi!” Thằng Hạnh già trố mắt: “Sao phải tiêm?”. Trọc cười như mếu: “Mẹ cha cái con Nan Anh, nó bị “nổ” mà không nói gì với bố mày, làm bố mày dính theo”.
Hóa ra anh đi chân trần và không may bị “nổ bô”, tức là bị lậu. Anh em nghe xong ôm bụng cười như ma làm. Trọc chửi um lên: “Cười đéo gì mà cười, bố mày dấn thân vì nghệ thuật chứ có cái đéo gì đáng cười ở đây? Hừ… hừ… hừ!!!”
(còn nữa)